Là thanh niên cứng sinh ra ở vùng đồng bằng Bắc bộ mà không biết đến Sâm lốc là thiếu mất một phần tuổi thơ rồi. Bài Sâm có độ phủ sóng trên cả Việt Nam nhưng hay được chơi hơn ở miền Bắc và đặc biệt là Đồng bằng Bắc bộ. Dù rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ ràng về cách chơi sâm. Bởi vậy 7Ball muốn gửi tới các bạn nội dung bài viết dưới đây về cách chơi Sâm dễ hiểu nhất.
Cách chơi Sâm – Cầm tay chỉ cách chơi sâm lốc dễ hiểu nhất
Xem thêm:
Hướng Dẫn Cách Chơi Bài Câu Cá Siêu Đơn Giản Dành Cho Bài Thủ
Sâm là gì? Vài đường cơ bản về Sâm Lốc
Sâm hay lốc, sâm lốc là game bài tiêu biểu trong các game bài dân gian Việt Nam. Tựa game này có nét hao hao với Tiến Lên ở luật chơi. Đặc biệt hơn khi cả hai cùng dùng bộ bài tây 52 lá và có cách chặt quân gay cấn nghẹt thở.
Tuy được nhận xét khá giống Tiến Lên nhưng Sâm lốc vẫn giữ cho mình những nét đặc trưng riêng mà không lẫn được với game bài nào khác.
Trong game bài này cso một số thuật ngữ cần lưu ý và liên quan trực tiếp đến cách chơi:
- Ăn trắng: Khi bộ bài nằm trong các trường hợp đặc biệt sẽ được phép xét ăn trắng. Tức thắng mà không cần phải chơi thêm
- Xin làng (Cướp cái, xin Sâm,…): Nếu bộ bài của bạn không nằm ở những trường hợp trên nhưng nhận thấy có thể về nhất chỉ trong 1 lượt đánh. Khi đó, bạn xin làng để được phép đánh bài 1 mạch. Nếu không có ai chặn bạn xin làng thành công, nếu bị chặn bạn phải đền.
- Đền: Khi vi phạm luật chơi hoặc rơi vào các trường hợp bị phạt thì người chơi phải đền theo các trường hợp đấy. Đền là việc trả cược theo thỏa thuận của bàn.
- Cóng: Khi kết thúc ván bài mà chưa quân nào trong bộ bài được đánh ra thì bài được tính là cóng
- Chặt: Là dùng bài có giá trị cao hơn để bắt bài có giá trị thấp hơn
- Thối: Áp dụng cho những quân bài đặc biệt không được phép để đến cuối ván. Nếu những quân này để đến cuối ván sẽ phải đền và bị gọi là thối.
Sâm là gì? Vài đường cơ bản về Sâm Lốc
Luật chơi Sâm Lốc cơ bản cho bài thủ
Nghe đến Sâm nhiều rồi nhưng hẳn nhiều người vẫn chưa nắm rõ về luật chơi sâm lốc. Mỗi ván Sâm sẽ được bắt đầu khi bàn chơi có từ 2 đến 4 người tham gia chơi. Sau khi bắt đầu, 10 quân bài sẽ được chia đều cho các người chơi trên bàn.
Giống với Tiến lên, ở ván đầu tiên người có quân bài nhỏ nhất trong bàn sẽ có quyền đi trước. Từ ván thứ 2 người đi trước sẽ là người thắng ván trước.
Trong mỗi ván Sâm để có những nước bài hay thì cần phải nắm được thứ tự các quân bài. Theo đó cần xét đến hai trường hợp:
TH1: Với các lá bài đơn thì sâm không yêu cầu chặn đồng màu đồng chất mà chỉ quan tâm đến giá trị quân bài. Lá bài lớn nhất trong bộ bài là 2 sau đó đến A, K, Q,….., 4, 3.
TH2: Thứ tự các bộ bài sẽ được xếp theo thứ tự mạnh dần như sau:
- Bài rác (lá bài lẻ): là những lá đơn không thuộc bộ nào
- Đôi: Gồm hai lá bài có cùng giá trị không quan trọng màu hay chất bài. Trong Sâm đôi sẽ chặn đôi. Thứ tự các đôi cũng tương đương với thứ tự bài rác.
- Tam: Bộ ba quân có giá trị giống nhau. Tương tự như đôi, tam cũng có thứ tự theo thứ tự bài rác.
- Sảnh (dây): Là bộ các quân bài có giá trị liên tiếp. Dây phải có cùng số lá bài mới có thể chặn nhau. Với 2 dây có cùng lá bài dây nào có lá bài lớn nhất lớn hơn thì lớn hơn.
- Tứ quý: Bộ 4 lá bài cùng giá trị. Tứ quý chặn được 2 và cũng có thứ hạng giống thứ tự bài rác.
Luật chơi Sâm Lốc cơ bản cho bài thủ
Cách chơi Sâm
Cách chơi bài Sâm Lốc
Mỗi ván Sâm là 1 cuộc sát phạt và so tài giữa các người chơi trên bàn chơi. Bắt đầu từ người đầu tiên, người thứ 2 phải chặn được lá bài của người đầu tiên. Và vòng chơi tiếp diễn theo thứ tự đến khi không còn ai trên bàn chặn bài nữa.
Khi đó người chơi ra lá bài cuối cùng sẽ bắt đầu vòng chơi thứ 2. Và những người chơi sau tiếp tục chặn bài.
Khi còn 1 quân bài trên tay thì người chơi phải báo cho cả bàn biết. Nếu không báo sẽ bị tính phạm luật và phải đền. Ngược lại nếu người chơi đã báo mà người đi trước vẫn không ra lá bài lớn nhất để chặn thì người đó phải đền.
Phân định thắng thua trong bài Sâm
Mỗi ván Sâm chỉ có 1 người thắng. Sau khi có người về nhất thì ván sâm sẽ dừng lại và bắt đầu tính điểm. Các cách tính điểm trong Sâm như sau:
- Ăn trẳng sẽ được tính bằng số tiền cược nhân 20 lá của mỗi nhà và cộng thêm thối 2 hoặc tứ quý nếu có.
- Thắng bình thường được tính bằng số tiền cược nhân số lá còn lại cộng với tiền chặt và thối 2 hoặc tứ quý nếu có.
- Khi bài cóng bạn sẽ mất mức cược nhân với 15 và cộng với tiền phạt thối 2 và tứ quý nếu có.
- Xin làng được tính bằng mức cược nhân 20 lá mỗi nhà
- Đền làng: được tính bằng 20 lá nhân mức cược và số người chơi trên bàn.
- Chặt 2 có mức giá bằng 15 lá bài
- Thối 2 được tính bằng 5 lá với mỗi quân 2
- Chặt tứ quý được tính với mức giá 10 lá trên 1 tứ quý
- Chặt chồng được tính với giá là 15 lá nhân với số lượt chồng.
Cách chơi Sâm
Các trường hợp đặc biệt cần nhớ khi chơi Sâm
Trong mỗi ván sâm cần nhớ những trường hợp đặc biệt sau:
Ăn trắng: Các trường hợp được ăn trắng bao gồm:
- Sảnh rồng: Gồm 10 lá bài trong bộ bài tạo thành 1 dây.
- Tứ quý 2
- Bộ bài cùng màu: Khi bạn có bộ bài 10 lá đều có cùng màu đỏ/đen
- Bộ bài có ba bộ xám
- Bộ bài có 5 đôi
Chặt: Bình thường bắt bài sẽ không được tính là chặt. Chặn bài chỉ xảy ra với:
- Chặt 2: Tứ quý có thể chặt 2.
- Tứ quý: Tứ quý cao hơn sẽ chặt được tứ quý thấp hơn
Thối: Khác với tiến lên miền Nam nhưng lại tương đồng với Tiến lên miền Bắc. Sâm có các trường hợp thối:
- Thối 2: Khi còn quân 2 đến lúc hạ bài
- Thối tứ quý: Khi còn tứ quý đến lúc hạ bài.
Các trường hợp đặc biệt cần nhớ khi chơi Sâm
Sâm là một loại bài có đậm bản sắc của các game bài dân gian. Thoạt nhìn qua người ta có thể nhầm lẫn Sâm với Tiến lên bởi sự tương đồng của nó. Tuy nhiên có thể thấy rằng tựa game này sở hữu luật chơi riêng biệt và độc đáo. Để tham gia nhiều bàn chơi bài dân gian có thể ghé thăm mục game bài PVP trên nhà cái 7Ball live. Hy vọng bài tổng hợp trên đã gửi đến bạn khái quát toàn diện nhất về cách chơi bài Sâm.